top of page

TIÊU CHUẨN ISO QUỐC TẾ MỚI NHẤT VỀ TRUNG HOÀ KHÍ CACBON DỰ KIẾN DÀNH CHO CÁC TÒA NHÀ

Tổ chức Tiêu chuẩn hóa Quốc tế (ISO) đang phát triển một tiêu chuẩn toàn cầu cho phép các kiến trúc sư và nhà thiết kế chứng nhận các tòa nhà và sản phẩm của họ là trung hòa khí cacbon.


Dự án không có carbon sẽ có thể đăng ký chứng nhận ISO: Nhà sinh thái No Footprint House (NFH) được đúc sẵn tại Central Valley ở Costa Rica


Tổ chức Tiêu chuẩn hóa Quốc tế (ISO) là một cơ quan độc lập, phi chính phủ, tập hợp các tiêu chuẩn từ 165 quốc gia thành viên. Tiêu chuẩn ISO sẽ dựa trên tiêu chuẩn PAS 2060 của Viện Tiêu chuẩn Anh, hiện là tiêu chuẩn được công nhận rộng rãi nhất. Dự kiến sẽ được công bố vào năm 2022, tiêu chuẩn ISO mới sẽ lần đầu tiên cung cấp một bộ quy ước quốc tế được công nhận về tính trung hòa khí cacbon. Bộ tiêu chuẩn mới này nhằm mục đích làm sáng tỏ sự nhầm lẫn về ý nghĩa của thuật ngữ này và nó khác với tiêu chuẩn mức phát thải cacbon bằng không phức tạp hơn như thế nào.


Ian Byrne, người đang chủ trì một nhóm chuyên gia quốc tế sẽ xác định tiêu chuẩn này cho biết: “Tôi đang nghiên cứu một tiêu chuẩn quốc tế sẽ giải thích cho các tổ chức cách họ có thể đạt được tính trung hòa cacbon và những gì họ có thể khẳng định về tiêu chuẩn này. Trung hòa khí cacbon hướng tới định nghĩa thống nhất đây sẽ không phải là mẫu số chung thấp nhất cho việc thải khí cacbon vào môi trường".

Dự án không có carbon sẽ có thể đăng ký chứng nhận ISO: Dự án mở rộng của Khách sạn GSH (Green Solution House) trên đảo Bornholm, Đan Mạch do các KTS tại Studio 3XN thực hiện


Byrne, người điều hành chính tại Công ty tư vấn về năng lượng và khí thải Byrne, nói thêm rằng tiêu chuẩn mới sẽ công bố này "có thể sẽ bao gồm những điều khoản mạnh mẽ hơn những tiêu chuẩn hiện có trên thị trường."


Sự thật về hoạt động giảm khí thải cacbon

Bộ nguyên tắc mới này sẽ cung cấp các hướng dẫn để xác định tác động cacbon của các dự án và xác định các loại bù đắp có thể cho phép để bù đắp phát thải.


Sự nhầm lẫn về ý nghĩa của tính trung hòa cacbon đã dẫn đến nhiều ví dụ về các hoạt động giảm khí thải cacbon, theo đó các công ty đưa ra những tuyên bố không có cơ sở về lượng khí thải cacbon trong các sản phẩm và tòa nhà của họ. Cả tiêu chuẩn "mức phát thải cacbon bằng không" và tiêu chuẩn trung hoà carbon đều liên quan đến việc giảm lượng khí thải càng nhiều càng tốt và sau đó bù đắp phần còn lại. Tuy nhiên, hai thuật ngữ này thường bị nhầm lẫn. Tổ chức The Carbon Trust thừa nhận vào đầu năm nay rằng việc giải thích sự khác biệt thật sự là "một thách thức".


Trung hoà cacbon để tiến tới "mức phát thải cacbon bằng không"

Dưới mức phát thải cacbon bằng không, là tiêu chuẩn cơ bản trong cuộc chạy đua giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu, nhằm tích cực loại bỏ khí thải nhà kính khỏi bầu khí quyển. Điều này có thể được thực hiện thông qua các phương pháp như trồng rừng, thu giữ và lưu trữ cacbon.


Theo Liên hợp quốc, tổ chức đang điều phối chiến dịch Race to Zero toàn cầu cho biết: "Nói một cách đơn giản, mức phát thải cacbon bằng không có nghĩa là chúng tôi không thêm lượng khí thải mới vào bầu khí quyển. Phát thải sẽ tiếp tục, nhưng sẽ được cân bằng bằng cách hấp thụ một lượng tương đương từ khí quyển". Ngoài ra, mức phát thải cacbon bằng không chỉ có thể áp dụng cho các tổ chức như thành phố và quốc gia chứ không phải các sản phẩm hoặc tòa nhà riêng lẻ.


Byrne nói rằng mức phát thải cacbon bằng không là về lâu dài, nhưng đối với hầu hết các tổ chức, mức phát thải bằng không sẽ chưa được thực hiện bây giờ và không có khả năng thực hiện trước năm 2030 hoặc 2035. Ông tin rằng đây chính là thời cơ thuận lợi để tính trung hoà của cacbon có khả năng xuất hiện bởi vì tính trung hoà của cacbon sẽ dẫn đến trạng thái mức phát thải cacbon bằng không.


Chi tiết về tiêu chuẩn ISO

Ngược lại, tính trung hoà của cacbon ít đòi hỏi hơn và cho phép bù trừ không loại bỏ cacbon trong khí quyển. Chúng bao gồm đầu tư vào năng lượng tái tạo hoặc mua tín chỉ carbon. Điều này có nghĩa là, bất chấp tên gọi của nó, tính trung hòa của cacbon trên thực tế liên quan đến việc đóng góp ròng vào cacbon trong khí quyển.


Gã khổng lồ công nghệ Google đã thừa nhận điều này gần đây, khi được đặt câu hỏi về tuyên bố của chính họ về tính trung carbon. Công ty tuyên bố đã trung hòa cacbon từ năm 2007 nhưng trên thực tế đã thải ra khoảng 20 triệu tấn cacbon kể từ đó. Lãnh đạo về tính bền vững của Google cho biết tính trung hoà của cacbon "vẫn cho phép phát thải cacbon."


Robin Bass người thực hiện chương trình phát triển bền vững về dịch vụ bất động sản tại Google, nói rằng "tính trung hoà của cacbon vẫn cho phép bạn phát thải." Nhóm ISO của Byrne vẫn chưa quyết định liệu tiêu chuẩn mới có bao gồm lượng khí thải trong toàn bộ vòng đời xây dựng một tòa nhà hoặc sản phẩm hay không. Byrne nói: “Cuộc thảo luận mà chúng tôi vẫn đang thảo luận là liệu bạn có thực hiện nó từ cái nôi đến cổng [nhà máy] hay cái nôi đến ngôi mộ, hoặc thậm chí có thể là một cấp trung gian, nơi nó dành cho cái nôi đến tay người tiêu dùng.


Tiêu chuẩn ISO sẽ xóa nhầm lẫn về gỗ xây dựng

Tiêu chuẩn sẽ cố gắng làm rõ sự nhầm lẫn về việc liệu gỗ có thể được coi là một vật liệu tiêu cực cacbon hay không. Hiện tại, nhiều kiến trúc sư khẳng định rằng cacbon có trong gỗ có thể được khấu trừ từ lượng khí thải được tạo ra ở những nơi khác trong chuỗi cung ứng.

Byrne cho biết có khả năng tiêu chuẩn mới sẽ không cho phép điều này. Ông nói: “Những gì bạn không thể làm là trừ lượng cacbon bị khóa hoặc chứa trong gỗ. Các dự án sẽ phải chứng minh rằng gỗ mà họ đã sử dụng sẽ được trồng lại để nó được coi là vật liệu tiêu cực carbon.”


Các dự án trồng rừng sẽ phải chứng minh tuổi thọ để đảm bảo rằng gỗ khai thác sẽ mọc lại, Byrne cho rằng khung thời gian áp dụng có thể là 100 năm. Byrne chia sẻ: "Tôi biết một số người trong nhóm làm việc đang thúc đẩy con số này lên 1.000 năm để làm cho tiêu chuẩn trở nên mạnh mẽ. Bạn không muốn một thứ gì đó sẽ nhanh chóng quay trở lại chu trình cacbon một lần nữa." Trừ khi được quản lý đúng cách trong một khoảng thời gian dài, khó có thể đảm bảo rằng thương mại hoá lâm nghiệp sẽ dẫn đến sự cô lập thải cacbon lâu dài vì gỗ có thể bị thối rữa, cháy hoặc bị chôn vùi trong bãi chôn lấp.


324 lượt xem0 bình luận

Bài đăng gần đây

Xem tất cả
bottom of page